Sáng nay, 8-5 Lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM đã chính thức được diễn ra tại Cơ sở II – Học viện Phật giáo VN TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) do GHPGVN đăng cai tổ chức.
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM đã thu hút trên 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế, bao gồm nhiều nguyên thủ, lãnh đạo quốc gia, đại diện Liên Hiệp Quốc và hơn 1.350 đại biểu quốc tế từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hàng vạn tăng ni, phật tử. Sự kiện tôn giáo – văn hóa quốc tế này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi Việt Nam kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình.
Quang lâm tham dự lễ khai mạc có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS; GS.HT.TS Phra Brahmapundit – Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV), cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử. chư vị Tăng thống, Tăng vương, Chủ tịch, lãnh đạo các Giáo hội Tăng-già, tổ chức Phật giáo; Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (ICDV), các tổ chức Phật giáo thế giới; các hệ phái, truyền thống Phật giáo đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ; chư vị giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Tham gia lễ bế mạc, Về phía chính quyền có Đảng, Nhà nước, có ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo và Dân tộc, cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các nước.
Sau phần tuyên bố lý do và giới thiệu các vị khách quý, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch trang nghiêm xướng niệm danh hiệu Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng tiếng Việt. Tiếp đó, Hòa thượng Chủ tịch ICDV cất giọng trầm hùng, thanh tịnh khởi niệm bằng tiếng Pali cổ kính.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN phát biểu Bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 20 tại TP.HCM, GHPGVN bày tỏ niềm hoan hỷ đón tiếp chư tôn đức, lãnh đạo Phật giáo từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và các lãnh đạo Việt Nam, đại diện quốc tế. Đại lễ diễn ra trùng với kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Với hơn 1.000 bài tham luận, chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” được nhấn mạnh, khẳng định vai trò cốt lõi của đoàn kết và bao dung trong Phật giáo. GHPGVN cảm ơn sự tham dự và nhấn mạnh triết lý này đã góp phần vào sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Đại lễ khẳng định vai trò cốt lõi của đoàn kết và bao dung trong giáo lý Phật giáo, hướng đến xã hội an hòa và phát triển bền vững. Đại lễ đã thành công rực rỡ, GHPGVN gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả đại biểu và kính chúc một mùa Phật đản an lành.
Phát biểu của Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQHT.TS Phra Brahmapundit đã phát biểu, ngài cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam, đại biểu đã có mặt tham dự đại lễ. Theo Hòa thượng, 3 ngày đại lễ là không đủ để thảo luận những vấn đề toàn cầu mà Phật giáo đã đóng góp vào sự phát triển chung. Ngài nhắc lại thông điệp đoàn kết và bao dung của Đại lễ Vesak, tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa và tôn giáo, lồng ghép Phật giáo vào mọi hoạch định chính sách…Theo Hòa thượng Phra Brahmapundit, hòa bình nội tâm là nền tảng của hòa bình thế giới. Ngài kêu gọi áp dụng chánh niệm Phật giáo vào việc giải quyết xung đột, khuyến khích việc đưa tinh thần chánh niệm vào lợi ích của tất cả mọi người.
Hòa thượng nhấn mạnh, thực hành chánh niệm sẽ đưa lại lợi ích cho mọi người, mọi việc. Đại lễ này cũng có ý nghĩa với Việt Nam, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, 80 năm lập quốc.Ngài một lần nữa cảm ơn sự hiếu khách của Việt Nam, là trung tâm của Phật giáo nhập thế, có vai trò quan trọng trong Phật giáo nhập thế, biểu hiện sống động qua hình ảnh hoa sen – được xem là quốc hoa Việt Nam, biểu tượng của sự thanh tịnh.Hòa thượng Phra Brahmapundit khẳng định, Phật giáo nhập thế là dấn thân vào đời nhưng không bị nhiễm trần, như hoa sen trong bùn nhưng vẫn giữ hương thơm. Lấy chánh pháp xây dựng hòa bình, Vesak 2025 là dấu ấn khó quên, “hẹn gặp lại năm sau tại Vesak 2026, tại Trung Quốc”.
Tổng Giám đốc UNESCO có video chúc mừng Vesak 2025 tại Việt Nam. Bà nói, đây là dịp ôn lại giáo pháp của Đức Phật về lòng từ bi, sự khoan dung, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn, xung đột.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã phát biểu bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM, đánh dấu sự thành công tốt đẹp của sự kiện tôn giáo – văn hóa quốc tế quy mô lớn với sự tham gia của hơn 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế. Đại lễ diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới 80 năm Quốc khánh Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết và các giá trị Phật giáo. Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự đánh giá của Liên Hợp Quốc về những lời dạy của Đức Phật, vai trò của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước, và những thành tựu phát triển của Việt Nam. Thành công của Đại lễ khẳng định truyền thống hòa hiếu, chính sách tôn giáo đúng đắn, sự nâng cao đời sống nhân dân và vị thế quốc tế của Việt Nam. Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn sự tham gia và đóng góp của tất cả đại biểu, đánh giá cao nỗ lực của GHPGVN và hy vọng thông điệp Vesak sẽ lan tỏa hòa bình trên toàn thế giới.
Bà In la văn-Kẹo bun phăn, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước phát biểu tại buổi lễ.
Ông Chhat Chhet, Quốc vụ khanh Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Vương quốc Campuchia phát biểu tại buổi lễ.
Báo cáo tổng kết Đại lễ Vesak LHQ 2025 của Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGV đã khẳng định
Đại lễ Phật đản – Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP.HCM, kỷ niệm 20 năm Vesak LHQ được Liên Hợp Quốc công nhận và là lần thứ tư Việt Nam đăng cai. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 80 năm Quốc khánh và 50 năm thống nhất đất nước, thể hiện sự hòa quyện giữa tinh thần yêu nước và giáo lý Phật giáo.
Đại lễ thành công trên bốn phương diện: tâm linh (chiêm bái Xá lợi Phật và Bồ Tát Thích Quảng Đức), văn hóa (lễ thượng cờ, hoa đăng, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật quốc tế), hội thảo học thuật (với hơn 1.200 đại biểu từ 85 quốc gia thảo luận về chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo về hòa bình thế giới và phát triển bền vững”), và cầu nguyện hòa bình thế giới (hai lễ cầu nguyện trang trọng). Báo cáo kết luận rằng Vesak LHQ 2025 không chỉ là sự kiện Phật giáo quốc tế quan trọng mà còn là thông điệp về hòa bình bắt nguồn từ sự chuyển hóa nội tâm và lối sống đạo đức.
Báo cáo nhấn mạnh, thành công của Vesak 2025 là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa Ủy ban Tổ chức Quốc tế Ngày Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự hỗ trợ đặc biệt của Đảng và Chính phủ Việt Nam – một quốc gia cam kết vì hòa bình, đa dạng văn hóa và hợp tác quốc tế.
Thượng tọa TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy Ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025 Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh Vesak LHQ 2025.
Các đại biểu từ 85 quốc gia tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM đã cùng nhau thông qua Tuyên bố, tái khẳng định vai trò của Phật giáo trong thúc đẩy đoàn kết, hòa bình, bao dung và phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam.
Tuyên bố nhấn mạnh việc ứng dụng trí tuệ Phật giáo để giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, bất bình đẳng, môi trường và hợp tác quốc tế, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc. Các đại biểu cam kết thúc đẩy đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm, nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới, thực hành tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm, lan tỏa từ bi trong hành động vì sự phát triển con người, và chú trọng chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái. Tuyên bố kêu gọi các quốc gia ưu tiên hòa bình và phát triển bền vững, các tổ chức toàn cầu áp dụng các nguyên lý đạo đức Phật giáo, và cộng đồng Phật giáo quốc tế tăng cường hợp tác. Tuyên bố bày tỏ lòng tri ân Việt Nam và công bố Trung Quốc sẽ đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 21 vào năm 2026.
Trong phần kết luận của Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, các đại biểu tái khẳng định cam kết vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể vì hòa bình, phẩm giá con người và sự an lạc của hành tinh. Tuyên bố kêu gọi các quốc gia ưu tiên hòa bình và phát triển bền vững, các tổ chức toàn cầu áp dụng đạo đức Phật giáo, các tổ chức quốc tế công nhận trí tuệ Phật giáo trong giải quyết xung đột, và cộng đồng Phật giáo quốc tế hợp tác vì lãnh đạo đạo đức, công bằng kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuyên bố mong muốn trở thành kim chỉ nam hướng đến một thế giới công bằng, hòa bình và bền vững hơn, cầu chúc an lạc cho mọi chúng sinh và hy vọng Đại lễ Vesak 2025 mở ra kỷ nguyên mới của đoàn kết toàn cầu. Tuyên bố được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit ký ngày 8/5/2025 tại TP.HCM.
Hòa thượng TS. T. Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV đọc Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh bản tiếng Anh
Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Phra Brahmapundit trao cờ đăng cai Vesak cho Hòa thượng Viễn Giác – Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.
Khép lại buổi lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, TT.Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025 đã đọc lời cảm tạ, tri ân Đảng, Nhà nước, ICDV, cùng khách quốc tế, đại biểu trong nước… đã đóng góp cho sự thành công của Đại lễ.
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM được diễn ra tại Cơ sở II – Học viện Phật giáo VN TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) do GHPGVN đăng cai tổ chức đã thành tựu viên mãn. Tiếp nối chương trình, đoàn đại biểu quốc tế đã di chuyển đến Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, nơi quần thể Văn hóa Phật giáo Sunworld uy nghiêm tọa lạc. Chiều nay, tại đây sẽ diễn ra nghi lễ tôn trí Xá-lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, bảo vật quốc gia đến từ Ấn Độ, một sự kiện tâm linh đặc biệt. Cùng với đó, 108 cây bồ-đề, biểu tượng của sự giác ngộ, cũng sẽ được trang trọng trồng trên ngọn núi linh thiêng này. Toàn thể đại biểu tham dự đêm hoa đăng cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi lễ:
